Sùi mào gà là bệnh lý thường xuất hiện ở cơ quan sinh dục, có khả năng lây lan nhanh và có thể phát triển thành ung thư, vô cùng nguy hiểm.
Với các tiến bộ của tây y, có thể điều trị bệnh này bằng cách đốt điện, laser,… tuy nhiên nó khá tốn kém và là nỗi sợ của nhiều người, vậy câu hỏi đặt ra: liệu chữa sùi mào gà bằng mẹo dân gian liệu có hiệu quả hay không? Mời bạn đọc cùng An Toàn Với Sức Khỏe tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Tổng quan về sùi mào gà
Sùi mào gà là gì?
Sùi mào gà (mồng gà, mụn cóc sinh dục) là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, thường do virus HPV (Human papilloma) gây ra.
Bệnh lý thường xuất hiện ở các thanh niên tuổi từ 20-25, tỉ lệ mắc bệnh ở nữ giới thường cao hơn.
Có đến khoảng ~98% các trường hợp nhiễm HPV không có triệu chứng lâm sàn. Tuy nhiên nếu biến chứng bệnh hoàn toàn có thể gây ra ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo ở nữ giới hoặc ung thư dương vật ở nam giới.
Vì vậy việc tầm soát sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị HPV kịp thời là việc cần thiết.
Nguyên nhân
Hiện nay khoa học đã tìm ra khoảng 120 chủng HPV khác nhau, trong đó chủng HPV 6 và 11 chiếm 90% trường hợp gây mụn cóc sinh dục.
Sinh hoạt tình dục không an toàn, vệ sinh vùng kín không đúng cách, bộ phận sinh dục ẩm ướt, quan hệ tình dục sớm, không tiêm ngừa vaccine,… đều gây ra nguy cơ lây nhiễm Human papilloma virus.
Biểu hiện bệnh
Thời gian ủ bệnh từ 3 tuần – 9 tháng sau khi nhiễm HPV (có khả năng lên đến vài năm).
Mồng gà có biểu hiện đặc trưng bởi các sẩn, mảng sùi (nốt gờ lên trên mặt da, bề mặt xù xì, có thể có hình dạng giống ngón tay hoặc súp lơ) màu da, nâu, hồng.
- Ở nam giới, các nốt sùi mào gà thường xuất hiện ở miệng sáo, rãnh quy đầu, bao quy đầu, trên thân dương vật…
- Với phụ nữ, sùi mào gà chủ yếu xuất hiện trên môi lớn, môi bé, âm đạo, âm hộ, nếu kéo dài thì sùi mào gà có thể lan sâu vào bên trong như màng trinh, cổ tử cung…
Chữa sùi mào gà bằng mẹo dân gian có hiệu quả không?
Chữa sùi mào gà bằng mẹo dân gian trên thực tế là các bài thuốc nam có thể tìm thấy quanh nhà.
Y học hiện đại ngày nay đã nghiên cứu và thực nghiệm cho thấy sự hiệu quả của những mẹo này đối với bệnh sùi mào gà.
An Toàn Với Sức Khỏe xin phép chia sẻ 5 cách chữa sùi mào gà bằng mẹo dân gian hiệu quả, kèm theoi những nghiên cứu khoa học sau:
1.Lô Hội (Nha Đam)
Cách làm
- Rửa sạch vùng vết thương, nhẹ nhàng lau khô bằng khăn mềm.
- Sau đó gọt vỏ nha đam, lấy phần thịt xay nhuyễn đắp trực tiếp lên mồng gà giúp vết thương, mỗi ngày nên thay nha đam vùng đắp 2 lần có thể giúp giảm đau và nhanh khô các vết sùi.
Phần thịt nha đam ăn sống hoặc nấu chè cũng có thể giúp cơ thể tăng đề kháng từ bên trong. Nên thực hiện đắp bên ngoài và ăn nha đam mỗi ngày để đảm bảo tính hiệu quả.
Nghiên cứu khoa học
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong tinh dầu Lô Hội chứa:
- Acid amin (tối thiểu 23 loại), vitamin(B1, B2, B5, B6, B12, axít folic, C, A, E), các loại khoáng vi lượng (Na, K, Ca, P, Cu, Fe, Zn, Mg, Mn, Cr).
- Các monosaccharide và polysaccharide: Cellulose, glucose, rhamnose, aldopentose, galactose, xylose, mannose, arabinose và acemannan: tác dụng kháng virus và giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
- Các acid béo chưa bão hòa và Protagladin: Acid gama linolenic: giúp vết thương mau lành, hỗ trợ tái tạo da, giải dị ứng, và chỗ sưng.
2.Giấm Táo
Cách làm
Vệ sinh sạch vùng kín, làm khô nhẹ nhàng, sau đó dùng tăm bông thoa đều giấm táo (pha loãng 1/2) lên vết sùi. Mỗi ngày 2 lần sẽ giúp vết sùi mau khô và lành lại.
Lưu ý trong quá trì thoa giấm táo tuyệt đối không để nhỏ giọt hoặc lan sang vùng cơ thể khác.
Nghiên cứu khoa học
Thành phần giấm táo chứa: acid acetic, nhiều protein, enzyme, chất chống oxy hóa, acid amin, K, P, Ca, Mg, Cu, vitamin A, B1, B2, B6, C, và E, bioflavonoid, pectin,…
Công dụng được chứng minh của giấm táo:
- Có khả năng sát trùng.
- Giúp cân bằng độ pH của da, ngăn ngừa mụn hoặc nhiễm trùng da.
3.Tỏi
Cách làm
Ăn tỏi sống hoặc nêm như trong gia vị.
- Tỏi bóc vỏ, ngâm trong rượu tối thiểu khoảng 2 tuần sau đó sử dụng tương tự giấm táo.
- Thoa tỏi vào vùng kín (khuyến cáo hạn chế sử vì có thể làm bỏng niêm mạc).
Nghiên cứu khoa học
Thành phần chủ yếu trong tỏi chất kháng sinh allicine (C6H10OS2), hợp chất sunfat có tác dụng diệt vi khuẩn, một ít iot và tinh dầu.
4.Lá chè (trà) tươi
Cách làm
Lá chè tươi đem rửa sạch, sau đó đun sôi. Dùng để rửa và vệ sinh vùng da bị sùi mào gà.
Nghiên cứu khoa học
Trong lá trà tươi chứa đến 20% tanin có tác dụng làm săn da và sát khuẩn mạnh. Ngoài ra lá trà còn chứa các loại vitamin” B1, B2 và C1.
5.Lá Tía Tô
Cách làm
- Lá tía tô rửa sạch, vò nát hoặc ép lá tía lấy nước tô bôi vào vùng mọc mụn sùi mào gà.
Nghiên cứu khoa học
Lá tía tô chứa khoảng 0,2% tinh dầu nguyên chất và các hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan… Chiết xuất lá tía tô có tác dụng chống oxy hóa, chống dị ứng, chống viêm, chống trầm cảm.
Nhìn chung các mẹo dân gian trên chủ yếu dựa vào các hoạt chất kháng khuẩn, sát trùng có trong tự nhiên. Đạt hiệu quả cao khi bệnh chỉ mới ở giai đoạn đầu và mồng gà không nằm ở vị trí quá nhạy cảm.
Một số trường hợp cần can thiệp ngoại khoa (laser, đốt điện, đốt lạnh…): bệnh tiến triển nặng, tổn thương rộng hoặc nốt sùi mọc ở nhiều nơi, vị trí sùi mào gà ở cổ tử cung hoặc hậu môn,…
Phòng ngừa sùi mào gà
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, đối với bệnh lý này các cách phòng ngừa sau:
- Tiêm vaccine ngừa HPV.
- Quan hệ tình dục an toàn.
- Chung thủy 1 bạn tình.
- Vệ sinh vùng kín bằng dung dịch vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục.
Xem thêm về dung dịch vệ sinh nam S-Men giúp bảo vệ nam giới khỏi các tác nhân gây hại từ vi khuẩn >> https://antoanvoisuckhoe.com/cua-hang/dung-dich-ve-sinh-nam-s-men/