Tinh trạng rong kinh nếu để lâu không chữa khỏi sẽ gây ra huyết hư, móng tay xanh lợt, đầu choáng, tim hồi hộp,…
Điều này ảnh hường không nhỏ đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hằng ngày của chị em phụ nữ.
Qua bài viết này, An Toàn Với Sức Khỏe sẽ giải thích cho bạn đọc hiểu thêm rong kinh là gì và một số mẹo vặt chữa rong kinh hiệu quả của các bậc danh y.
Như thế nào gọi là rong kinh?
Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày hành kinh đầu tiên đến khi bắt đầu ngày đầu tiên của chu kỳ tiếp theo.
Chu kỳ kinh nguyệt thông thường dao động từ 28- 30 ngày, mỗi kỳ kinh kéo dài từ 3 đến 5 ngày, tùy thuộc vào cơ địa từng người (nếu như lượng máu kinh ít có thể kéo dài từ 7 -10 ngày).
Rong kinh là hiện tượng hành kinh đúng chu kỳ kinh, tuy nhiên kéo dài trên 7 ngày và mất đi lượng máu > 80 ml/chu kỳ kinh nguyệt (Với kỳ kinh thông thườn dao động khoảng 50 – 80 ml/chu kỳ).
Xem thêm về biểu hiện phân biệt giữa rong kinh – băng huyết – lậu huyết tại >> https://antoanvoisuckhoe.com/kinh-nguyet-o-nu-gioi/
Mẹo vặt chữa rong kinh hiệu quả
An Toàn với Sức Khỏe xin được giới thiệu đến quý bạn đọc các mẹo vặt chữa rong kinh được trích dẫn từ sách của các vị thầy thuốc nổi tiếng
a – Trích từ sách “950 bài thuốc trị bệnh thường gặp” của tác giả Nguyễn Phong Sinh và Châu Minh Quang
1 . Ngải cứu
Dược liệu cần chuẩn bị bao gồm:
- Ngài cứu……………………….16 gram.
- Ích mẫu……………………….. 12 gram.
- Mần tươi…………………….. 10 gram.
- Hương phụ…………………… 6 gram.
Bỏ chung, nấu lấy nước uống, mỗi ngày 2 lần, dùng trong 5 ngày liền, trước kỳ kinh nguyệt 10 ngày.
2. Ngó sen
Thành phần dược liệu:
- Ngó sen………………………… 20 gram.
- Ngải cứu……………………….. 15 gram.
- Hương phụ…………………… 12 gram.
- Kinh giới……………………….. 10 gram.
Sắc với nước để uống, mỗi ngày dùng 2 lần, uống trước kỳ kinh 10 ngày
3. Huyết dụ
Các vị thuốc bao gồm:
- Lá huyết dụ………………………. 4 gram.
- Ngải cứu…………………………… 4 gram.
- Tháp bút………………………….. 10 gram.
- Mần tươi………………………… 12 gram.
- Ích mẫu……………………………… 8 gram.
- Hương Phụ………………………. 6 gram.
Cách làm: lá huyết dụ sao cho đen, sau đó sắc với nước cùng các vị khác.
Ngày uống 2 lần trước mỗi bữa ăn.
4. Lá bươm bướm
Các vị thuốc bao gồm:
- Lá bươm bướm……………………… 6 gram
- Lá huyết dụ…………………………… 15 gram
- Ngải cứu………………………………. 10 gram
- Hương phụ……………………………. 8 gram
Các vị để chung, sắc lấy nước uống, mỗi ngày 2 lần, Dùng trước kỳ kinh 10 ngày.
b – Trích từ sách Đông Y Toàn Tập của tác giả Nguyễn Trung Hòa
1. Vỏ quýt
Bài thuốc dùng trong tình trạng rong kinh kèm sốt (lương y Huỳnh Nhân Tý), bao gồm các vị sau:
- Vỏ quýt………………………… 6 gram
- Lá tía tô………………………… 6 gram
- É trắng………………………….. 6 gram
- Cây lá lức……………………… 6 gram
- É tía……………………………….. 6 gram
- Vỏ dừa xiêm đốt…………. 5 gram
- Lá từ bi…………………………. 6 gram
- Gừng tươi……………………. 6 gram
Bỏ chung lại với nhau, sắc lấy nước uống.
2. Hạt sen
Bài thuốc băng kinh hoàn của lươn y Trần Thanh Tâm (bệnh viện y học dân tộc thành phố) hiệu quả trong việc chữa khỏi băng huyết và rong kinh.
Dược liệu bao gồm:
- Hạt sen (sao)……………………. 500 gram
- Hắc Bồ Hoàng………………….. 200 gram
- Xích thạch chi (sao)………….. 500 gram
- Vỏ quả thạch lựu (sao)……. 500 gram
- Thuốc cứu (sao)………………. 500 gram
- Thục hoắc Khương…………. 100 gram
- A dao châu……………………….. 200 gram
- Lộc giác sương…………………. 500 gram
- Bạch truật thổ (sao)………… 500 gram
Các làm:
Tán nhỏ các vị thuốc, luyện hồ làm hoàn (kích thước bằng hạt đậu đen), liều uống 1 lần 6 gram, ngày uống từ 2 – 3 lần.
Nếu bệnh nặng cách 2 giờ, uống một lần đến khi hết rong kinh.
3. Đọt dâu ta
Bài thuốc của lương y Nguyễn Bảo Thiền
Đem giã một nắm đọt dâu ta với muối, vắt lấy nước cốt để uống.
4. Phấn cà Bắp
Bài thuốc của thầy Nguyễn Trung Hòa
Cạo chừng 200 gram phấn cà bắp, sắc lấy nước uống.
- Huyệt Thái Khê (太溪) và những điều bạn nên biết - 12/08/2022
- [Bật Mí] Huyệt bàn chân và công dụng đối với sức khỏe - 12/08/2022
- Huyệt Thái Xung (太沖) có công dụng gì? Vị trí huyệt ở đâu? - 12/08/2022