Vùng kín có mùi hôi không những khiến cho chị em mất tự tin, mà đó còn có thể là dấu hiệu của các bệnh viêm nhiễm phụ khoa cần lưu ý.
Nhiều trường hợp dù đã vệ sinh sạch sẽ nhưng mùi hôi vẫn còn đó sẽ khiến chị em có những lúc hoang mang. Vì vậy chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu các nguyên nhân khiến vùng kín có mùi hôi để khắc phục hiệu quả hơn. Bắt đầu thôi nào!!!
Vùng kín có mùi hôi – nguyên nhân do đâu?
a. Ung thư cổ tử cung
Ở nữ giới đây là một trong những căn bệnh có tỉ lệ mắc bệnh cao hàng đầu.
Khi các tế bào ung thư ác tính bắt đầu phát triển và xâm lấn các dấu hiệu mới xuất hiện rõ ràng, bao gồm:
- Khí hư âm đạo có màu sắc bất thường, mùi hôi tanh khó chịu.
- Âm đạo chảy máu bất thường sau khi quan hệ, mãn kinh, ngoài kỳ kinh hoặc là kéo dài sau kỳ kinh.
- Đau vùng chậu hoặc vùng bụng dưới.
- Cảm giác đau trong lúc quan hệ.
b. Viêm âm đạo
- Viêm âm đạo do nấm
Nấm Candida Albicans là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh lý này.
Nấm Candida Albicans sống trong âm đạo cùng với vi khuẩn tạo ra sự cân bằng tự nhiên. Trong trường hợp của người mắc bệnh viêm âm đạo do nấm, loại nấm này tăng sinh quá mức gây mất cân bằng khiến âm đạo nhiễm trùng.
Biểu hiện của bệnh lý này làm cho âm đạo ngứa rát, ra khí hư bất thường và vùng kín có mùi hôi.
- Viêm âm đạo do vi khuẩn
Tương tự như viêm âm đạo do nấm, nhưng trong trường hợp này là do vi khuẩn tăng sinh quá mức gây ra mất cân bằng trong môi trường âm đạo.
c. Viêm vùng chậu (PID)
Khi vi khuẩn (thường là do lây nhiễm qua đường tình dục) đến được tử cung thông qua âm đạo sẽ gây ra viêm vùng chậu (PID).
Bệnh lý này thường rất khó phát hiện vì biểu triệu chứng rất nhẹ (có thể không có triệu chứng), các triệu chứng có thể kể đến như: đau bụng dưới, đau vùng chậu, xuất huyết ngoài chu kỳ kinh, nóng rát khi tiểu tiện, tiết dịch bất thường, vùng kín có mùi hôi.
d. Các bệnh lây qua đường tình dục
Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp như: Chlamydia và bệnh lậu cũng là nguyên nhân khiến cho vùng kín có mùi hôi khó chịu.
f. Thói quen sinh hoạt – chăm vùng kín
- Mặc quần lót quá chật: điều này khiến cho “cô bé” không thoát được mồ hôi tạo ra môi trường cho vi khuẩn có hại sinh sôi.
- Dị ứng bao cao su: gel bôi trơn trên bao cao su (kém chất lượng) trong một số trường hợp có thể gây kích ứng lên âm đạo gây ra mùi hôi khó chịu.
- Đến chu kỳ kinh nguyệt: lớp niêm mạc tử cung đi ra ngoài cơ thể theo đường âm đạo kèm theo vi khuẩn cũng khiến cho “cô bé” dễ có mùi.
- Phụ nữ sau sinh thường có tình trạng tình trạng mất kiểm soát của hệ thống bài tiết dịch tiết âm đạo khiến vùng kín tiết ra nhiều khí hư, có mùi hôi.
- Thói quen ăn uống: các loại thực phẩm có mùi hăng, gia vị cay nóng, các chất kích thích,… làm mùi nước tiểu và khí hư âm đạo có mùi hôi khó chịu.
- Vệ sinh vùng kín bằng các sản phẩm có độ pH không phù hợp tạo điều kiên cho vi khuẩn phát triển.
Cách chấm dứt hiện tượng vùng kín có mùi hôi
a. Vệ sinh vùng kín đúng cách
- Lựa chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ cân bằng độ pH và thành phần từ tự nhiên đảm bảo an toàn cho cô bé.
- Trung bình nên vệ sinh vùng kín hằng ngày 2-3 lần, không xối rửa quá mạnh, không thụt rửa sâu vào âm đạo.
- Vệ sinh cô bé bằng nguồn nước sạch, tránh vi khuẩn có hại.
- Dùng khăn sạch lau khô vùng kín nhẹ nhàng từ trước ra sau mục đích tránh được vi khuẩn từ vùng hậu môn.
- Không tắm rửa, bơi nơi có nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, không ngâm mình quá lâu trong nước.
- Thay quần áo lót hằng ngày, giặt ngay sau khi thay, phơi quần áo lót thật khô nơi có ánh nắng.
- Lựa chọn quần lót có kích thước vừa vặn rộng rãi, chất liệu thấm hút tốt.
- Không nên dùng đồ lót cũ đã sử dụng khoảng 6 tháng.
- Vào những ngày kinh nguyệt nên thay băng vệ sinh 4 – 6 tiếng 1 lần (rửa sạch vùng kín theo hướng dẫn ở trên trước khi thay băng vệ sinh). Băng vệ sinh cũng cần chọn loại có chất lượng, kích thước và độ thấm hút phù hợp.
- Phụ nữ sau sinh cũng cần vệ sinh và xông hơ vùng kín thường xuyên hơn.
b. Chế độ ăn uống khoa học
Một số thực phẩm các chị em nên dùng để vùng kín có mùi hương quyến rũ
- Sữa chua: nạp vào cơ thể trung bình 113g sữa chua mỗi ngày sẽ giúp “cô bé” luôn thơm và ngọt ngào hơn.
- Dứa: trong quả dứa có chứa những dưỡng chất như kali, đồng, mangan, canxi, magie, vitamin C, beta-caroten, thiamin, B6 và folate, chất xơ, bromelain,.. giúp cân bằng độ pH và giúp vùng kín có một mùi hương quyến rũ.
- Một số loại thực phẩm khác mà chị em cũng có thể sử dụng như: cây quế, cây cần tây và quả nam việt quất.
c. Quan hệ tình dục an toàn
Vệ sinh vùng kín đúng cách trước và sau khi quan hệ.
Sử dụng các loại bao cao su và các loại gel bôi trơn đạt chất lượng.
Chung thủy 1 bạn tình.
d. Điều trị các bệnh về viêm nhiễm phụ khoa
Trong trường hợp vùng kín có mùi hôi do các bệnh phụ khoa cần lưu ý khám và điều trị kịp thời để tránh các hậu quả xấu về sau.
Đối với viêm phụ khoa do nấm hoặc vi khuẩn trong giai đoạn đầu có thể dùng kén đặt phụ khoa, viên đặt phụ khoa và thảo dược xông ngâm để điều trị tại nhà.